Ban Tư vấn Giới trẻ ASEAN thuộc Chương trình Năng lực Kỹ thuật số ASEAN (ASEAN Youth Advisory Group of ASEAN Digital Literacy Programme)

Điều khoản tham chiếu

 

BỐI CẢNH

Giữa cuộc khủng hoảng COVID-19, mạng internet tràn ngập những thông tin gây hiểu lầm và thông tin xuyên tạc có tính lan truyền chưa được kiểm chứng, đến mức Diễn đàn Kinh tế Thế giới phải nhận định đây là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội. ASEAN cũng không tránh khỏi mối nguy này. Người trẻ nằm trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước sự cực đoan hóa, phát ngôn thù hằn, tin giả, và sự bất dung.

Theo một nghiên cứu của UNESCO, 54% người trẻ trả lời khảo sát không biết cách phản hồi các nội dung có tính thù hằn và cực đoan mà họ gặp trên mạng. Tuy nhiên, nhìn vào mặt tích cực hơn, 92% người trẻ trả lời khảo sát đồng tình rằng những năng lực kỹ thuật số về truyền thông và thông tin có thể giúp người trẻ có thêm sức mạnh để bảo vệ bản thân trước những nhóm cực đoan và đương đầu với phát ngôn thù hằn trên mạng.

ASEAN đang thực hiện một bước đi cụ thể để ngăn chặn những thông tin gây hiểu lầm và thông tin xuyên tạc. Vào năm 2018, Các Bộ trưởng phụ trách thông tin của ASEAN đã thông qua Khung và Tuyên bố chung nhằm giảm thiểu tác hại của tin giả. ASEAN cũng vừa triển khai chương trình Năng lực Kỹ thuật số ASEAN của mình, nhằm thúc đẩy an ninh mạng vững chắc hơn như một phần trong cuộc chiến chống lại thông tin xuyên tạc trên mạng. Thêm vào đó, năm 2021 chứng kiến ASEAN phát triển một bộ hướng dẫn trong chương trình Tập huấn Giảng viên nguồn (Training of Trainers) nhắm đến các giáo viên cấp hai, giảng viên và trợ giảng đại học để cải thiện năng lực thông tin kỹ thuật số của người trẻ.

Như một cách góp sức, Tổ chức ASEAN Foundation, với sự hỗ trợ của Google.org, sẽ tiến hành Chương trình Năng lực Kỹ thuật số ASEAN (ADLP) từ năm 2022 đến năm 2024. Chương trình khu vực này nhằm ngăn chặn thông tin gây hiểu nhầm và thông tin xuyên tạc trong khu vực bằng cách trang bị năng lực kỹ thuật số cho các bạn trẻ, giáo viên, phụ huynh, lãnh đạo cộng đồng và quan chức chính phủ thông qua cộng tác với các đối tác triển khai ở địa phương. Chương trình sẽ mang yếu tố của một chiến dịch nâng cao nhận thức mạnh mẽ để đảm bảo tầm quan trọng của năng lực thông tin và truyền thông được nắm vững bởi một nhóm đối tượng đông đảo hơn, cũng như tạo cảm hứng để mọi người trở thành tác nhân thay đổi, giúp phát hiện và ngăn chặn tin giả lan tràn.

Để đạt được điều này, Tổ chức ASEAN Foundation, với sự hỗ trợ của Google.org, sẽ thành lập một Ban Tư vấn Giới trẻ (YAG) bao gồm các bạn trẻ được tuyển chọn từ mười quốc gia ASEAN. YAG sẽ giúp đảm bảo các lợi ích của ADLP tiếp cận được các cộng đồng ở cấp độ căn cơ. Khi triển khai chương trình, YAG sẽ tham gia vào nhiều hoạt động then chốt, chẳng hạn như các chiến dịch nâng cao nhận thức, nghiên cứu chuyên sâu và tổ chức đào tạo. Trước khi thực hiện vai trò của mình, các bạn trẻ trong YAG sẽ được đào tạo về chủ đề thông xin gây hiểu lầm và thông tin xuyên tạc.


MỤC TIÊU

  • Xây dựng nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của kỹ năng kỹ thuật số trong ngăn chặn thông tin gây hiểu lầm và thông tin xuyên tạc.
  • Thúc đẩy các lợi ích của chương trình đến các bên hưởng lợi ở cấp độ căn cơ, đặc biệt là các cộng đồng bị lề hóa.
  • Giúp đảm bảo những sự can thiệp của ADLP đồng bộ với các ưu tiên của Kế hoạch Hành động của ASEAN về Giáo dục 2021 – 2025, Kế hoạch hành động của ASEAN về Giới trẻ 2021 và Kế hoạch chiến lược của ASEAN về Thông tin và Truyền thông.
  • Giúp người trẻ tiếp cận sâu rộng hơn để phát triển các kỹ năng năng lực kỹ thuật số và nâng cao hiểu biết của họ về thông tin gây hiểu lầm và thông tin xuyên tạc.


PHẠM VI CÔNG VIỆC

  • Trở thành người trả lời chính trong giai đoạn đầu nghiên cứu và khảo sát.
  • Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu trong việc hoạch định các bên liên quan then chốt phù hợp.
  • Hỗ trợ chương trình trong việc đảm bảo có nhiều bạn trẻ tham gia vào các hoạt động đào tạo.
  • Thiết kế và triển khai các dự án nâng cao nhận thức nhằm ngăn chặn thông tin gây hiểu lầm và thông tin xuyên tạc ở các cấp độ cả nước và khu vực.
  • Soạn thảo các bài đăng và mẫu tin tức xung quanh năng lực kỹ thuật số và thông tin được phổ biến trên các nền tảng truyền thông khác nhau.
  • Tư vấn chiến lược cho Tổ chức ASEAN Foundation và các đối tác triển khai ở địa phương về năng lực kỹ thuật số và các vấn đề liên quan đến thông tin cũng như các xử lý chúng.
  • Tham gia vào các cuộc họp của các Nhóm Hành động/ Quan chức Cấp cao ASEAN để cung cấp phản hồi về lịch trình của ASEAN về năng lực kỹ thuật số và thông tin.


ĐẶC ĐIỂM THÀNH VIÊN

  • Tuổi: Người trẻ tuổi từ 15-35. Riêng cá nhân dưới 18 tuổi phải có sự cho phép của phụ huynh hoặc người giám hộ (chúng tôi sẽ cung cấp các biểu mẫu tương ứng).
  • Đảm bảo tính công bằng và hòa nhập: Người trẻ, vì lý do giới tính, khuyết tật, tình trạng sức khỏe, tình trạng chăm sóc, dân tộc, tình trạng tị nạn/vô chính phủ, xu hướng tính dục hay thu nhập gia đình có thể phải đối mặt với sự lề hóa và bị tách khỏi quá trình ra quyết định.
  • Đại diện quốc gia: 10 quốc gia thành viên ASEAN
  • Thành tích/chuyên môn: Người trẻ có kinh nghiệm thúc đẩy hay có thành tích trong lĩnh vực an ninh mạng & năng lực kỹ thuật số sẽ được ưu tiên tham gia.
  • Trải nghiệm sống: Người trẻ có thể mang trải nghiệm sống cá nhân vào hoạt động thúc đẩy của họ.
  • Độ hiện diện trực tuyến: Người trẻ có nhiều lượt theo dõi trên mạng xã hội và/hoặc thường xuyên hoạt động trên mạng xã hội


Ứng tuyển trước ngày 30 tháng Tư 2022 qua đường link (click tại đây).

 

Showing 1 reaction

Please check your e-mail for a link to activate your account.

This site uses cookies to make your experience more efficient.OK